Hầu đồng là gì? Hiểu đúng về bản chất của tín ngưỡng dân gian

Chúng ta vẫn thường nghe thấy nói đến những người có căn đồng, “số lính”. Họ là những người sinh ra để đi hầu thánh. Vậy hầu đồng là gì, ở họ có những biểu hiện gì đặc biệt?

1. Khái niệm: Hầu đồng là gì?

Bài viết sau đây được tổng hợp từ nhiều ý kiến, tuy không dám nói rằng đã đầy đủ và chính xác về căn đồng nhưng chỉ mong mang đến cho độc giả một góc độ cụ thể hơn về hầu đồng để từ đó có cái nhìn đúng đắn và phương thức hành xử hợp lý trong đời sống tâm linh của mình.
Ở Việt Nam có tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Đức Thánh Trần với tập tục hầu bóng, hầu đồng, kèm theo các động tác múa đặc trưng của từng vị Thánh nhập đồng, thực hiện nghi lễ trong môi trường âm nhạc, ca hát tưng bừng.
Trong cuộc sống thường nhật, những người như vậy cũng thỉnh thoảng hay rơi vào cảm giác ảo, mơ thấy thần thánh, thân mình bay bổng… Về mặt Thần kinh học, người ta cho rằng những người đó có hệ thần kinh yếu, dễ xúc cảm. Khi có tác động bên ngoài, tâm thức những người đó có xu hướng hoà nhập với môi trường.
Khi lễ hầu bóng diễn ra ở các đền, phủ, điện, trong không khí đàn ca, trống phách, múa hát tưng bừng, mùi nhang khói kích thích, một số ít người tham gia hành lễ có cảm giác thấy lâng lâng, phiêu phiêu, bay bổng, thần thức hoà nhập với không khí lễ hội múa hát khi Thánh giáng vào người con đồng.
Đặc biệt, trong môi trường thực hành nghi lễ tâm linh, yếu tố âm nhạc, ca múa hát, mùi nhang khói, lời lẽ và âm thanh khấn vái… có tác dụng rất mạnh. Nếu người hầu đồng có hệ thần kinh như vậy, việc hoà nhập tâm linh trong trạng thái Thánh giáng là điều tất yếu.
Người ta gọi hiện tượng trên là “Ốp đồng”. Người rơi vào trạng thái trên gọi là người bị ốp đồng. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Đức Thánh Trần, những người như vậy được cư dân tín ngưỡng gọi là NGƯỜI CÓ CĂN ĐỒNG.
Theo tín ngưỡng thờ Mẫu, người có căn đồng là người sinh dương thế nhưng số hệ thiên cung, mệnh càn bóng quế, con cái của cửa Tứ phủ công đồng. Tín ngưỡng thờ Tứ phủ cho rằng, người có căn đồng là người đã được các Thánh chấm, không sớm thì muộn, tùy theo căn số của từng người sẽ được Thánh bắt đi lính làm đồng.
Nếu không trình diện để hầu sẽ bị các Thánh hành hạ. Lắm người căn cao số nặng ấy, vì không biết đến cửa Thánh để kêu, để cầu nên bị hành cho đủ các kiểu: ốm đau bệnh tật nhưng đi chữa không khỏi vì không biết là mình bị bệnh gì, bị hành cho dở dại dở điên, công danh sự nghiệp lận đận, nhân duyên khó thành…
Tóm lại, người có căn đồng trước sau gì cũng phải ra trình diện, làm ghế ngồi cho Thánh, tức là phải hành lễ trình đồng, mở phủ.
Nếu không có căn đồng mà nghe lời phán bảo linh tinh rồi ra lễ trình đồng, mở phủ thì chỉ tốn tiền và thời gian, tự mua dây trói mình vì buộc phải theo đền, phủ suốt đời. Nếu bỏ cuộc sẽ bị Thánh trách quở; mọi khó khăn bất trắc trong cuộc sống sẽ được qui cho là tại vì Thánh phạt.
Trên đây là những biểu hiện rõ nhất của người có căn số hầu đồng. Tùy từng người, tùy hoàn cảnh, trường hợp mà có những cách trình đồng hoặc làm lễ tiễn căn khác nhau.
Do có nhiều người lợi dụng việc lên đồng, hầu đồng để trục lợi nên tín ngưỡng tâm linh cao đẹp này bị nhiều người coi là mê tin dị đoan. Chúng ta cần phải làm có những việc làm, hành động thiết thực để trả lại cho hầu đồng một cái nhìn khách quan nhất.

2. Hầu đồng có phải là mê tín dị đoan?

Bản chất những giá hầu đồng được tổ chức để kết nối tâm linh, thoả mãn đời sống tinh thần, củng cố niềm tin của con người vào thế giới huyền bí. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều ông đồng bà đồng giả danh, lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi, kiếm tiền không chính đáng.
Ý nghĩa cầu may mắn, nghe lời phán truyền, xua đuổi tà ma, chữa bệnh của hầu đồng chủ yếu là về tinh thần, niềm tin. Vì vậy, những buổi hầu đồng biến tướng, những con nhang đệ tử mù quáng không hiểu về bản chất của hầu đồng và những ý nghĩa văn hoá của nghi thức này nên đã lạm dụng và bị lợi dụng.
Dù ở góc độ tâm linh hay góc độ văn hoá, lên đồng vẫn là một hình thức cần được lưu giữ, bảo tồn và phát huy. Nhưng phát huy đúng, tích cực và tiến bộ, thể hiện được toàn bộ giá trị của nghi thức này thì hoàn toàn không phải điều dễ dàng. Cần hiểu chính xác hầu đồng là gì để từ đó tôn thờ tín ngưỡng một cách đúng đắn.
Tags: đồ thờ cúngđồ thờlên đồng là gì, hau dong la gi, hau dong

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Kích thước hoành phi câu đối theo chuẩn phong thủy

Hướng dẫn cách treo cuốn thư câu đối bằng đồng đúng chuẩn phong thủy

Đồ thờ cúng bằng đồng giá rẻ có chất lượng không?